Quy trình xin giấy phép làm việc trong thủ tục xuất khẩu lao động Canada

Muốn đến Canada làm việc thì bạn phải có giấy phép làm việc hợp lệ. Nhưng làm sao để xin loại giấy này? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình xin giấy phép làm việc trong thủ tục xuất khẩu lao động Canada qua bài viết dưới đây.

Các loại giấy phép làm việc tại Canada

Hiện Canada có 2 loại giấy phép làm việc chính. Một là giấy phép làm việc có đánh giá tác động thị trường lao động LMIA. Hai là giấy phép không cần LMIA. Hay còn gọi là giấy phép làm việc mở. Căn cứ vào loại giấy phép làm việc thì sẽ có quy trình xin riêng. Ảnh hưởng riêng đến cả thủ tục xuất khẩu lao động Canada.

Xem thêm:

Xin giấy phép làm việc có LMIA trong thủ tục xuất khẩu lao động Canada

Đây là loại giấy phép làm việc phổ biến. Được nhiều người xuất khẩu lao động Canada lựa chọn. Khi xin giấy phép làm việc này, người lao động cần có một lời mời làm việc hợp pháp tại Canada. Tức là lời mời từ nhà tuyển dụng đã xin LMIA. Hoặc được miễn LMIA. Sau khi có lời mời làm việc, người lao động mới có thể xin visa và giấy phép làm việc. Do đó, thủ tục xin giấy pháp làm việc có LMIA để xuất khẩu lao động Canada sẽ bắt đầu từ nhà tuyển dụng.

Bước 1: Nhà tuyển dụng xin LMIA

Thủ tục xuất khẩu lao động canada

Nhà tuyển dụng muốn tuyển lao động nước ngoài cần xin LMIA

Trước tiên, nhà tuyển dụng tại Canada muốn thuê một lao động nước ngoài cần phải xin một Đánh giá tác động thị trường lao động tích cực (LMIA) cho vị trí công việc đó. LMIA do Cơ quan Việc làm và Phát triển xã hội Canada (Employment and Social Development Canada – viết tắt là ESDC) cấp. Và LMIA chỉ được đánh giá tích cực nếu ESDC cho rằng không có công dân hoặc thường trú nhân Canada phù hợp cho vị trí làm việc đó. Và việc tuyển lao động ngoại quốc sẽ không ảnh hưởng đến các lao động sẵn có tại Canada.

Ngoài ra, người lao động cũng cần chú ý là có một số ngành nghề. Một số nhà tuyển dụng tại Canada được miễn LMIA. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng hoàn toàn không cần xin LMIA vẫn có thể gửi lời mời làm việc hợp pháp đến bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm xuất khẩu lao động Canada vị trí đầu bếp

Bước 2: Nhà tuyển dụng gửi lời mời làm việc hợp lệ đến người lao động

Sau khi nhà tuyển dụng xin được LMIA thì sẽ tiến hành đăng tin tuyển dụng. Hoặc hợp tác với các công ty chuyên đưa lao động đến Canada như ANB Việt Nam. Trải qua quá trình xét duyệt, nếu chọn được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ gửi lời mời làm việc. Hoặc trực tiếp ký hợp đồng lao động. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ gửi đến người lao động một bản sao LMIA cho vị trí công việc đó. Lúc này, bạn có thể hoàn tất hồ sơ để chuyển sang bước xin visa và giấy phép làm việc trong thủ tục xuất khẩu lao động Canada.

Trường hợp nhà tuyển dụng được miễn LMIA thì sẽ cung cấp cho bạn giấy tờ chứng minh điều đó. Bạn có thể đính kèm giấy tờ miễn LMIA cùng với lời mời làm việc hoặc hợp đồng lao động để hoàn tất các thủ tục xuất khẩu lao động Canada.

Bước 3: Xin visa, xin giấy phép làm việc tại Canada

Thủ tục xuất khẩu lao động canada

Sau khi nhận lời mời làm việc người lao động có thể xin giấy phép làm việc

Như đã chia sẻ ở trên, sau khi nhận được lời mời làm việc hợp lệ người lao động có thể bắt tay vào xin visa và giấy phép làm việc tại Canada. Tốt nhất là ngay sau khi có lời mời làm việc nên tiến hành xin ngay. Bởi việc xin visa lao động Canada, xin giấy phép làm việc Canada đều mấy khá nhiều thời gian. Trong đó, hồ sơ xin visa bạn sẽ làm theo yêu cầu của cơ quan lãnh sự nơi bạn đang sinh sống. Ở Việt Nam:

– Người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra bắc nộp hồ sơ ở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Canada (CVAC) tại Hà Nội.

– Người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở vào nam nộp hồ sơ ở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Canada (CVAC) tại TPHCM.

Với hồ sơ xin giấy phép làm việc thì bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của Cơ quan Việc làm và Phát triển xã hội Canada. Sau đó, nộp hồ sơ đến cơ quan này để được xem xét cấp Giấy phép lao động tạm thời tại Canada. Riêng với những người muốn xuất khẩu lao động đến Quebec Canada thì cần xin Certificat d’acceptation du Québec (CAQ). Sau đó mới xin giấy phép làm việc tạm thời. Đây là yêu cầu bắt buộc của tỉnh bang này.

Tham khảo thêm: Quy trình xin visa đi công tác Canada

Bước 4: Nhận visa và hoàn tất thủ tục xuất khẩu lao động Canada

Sau khi nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn tốt, không có vấn đề gì thì bạn sẽ được cấp visa. Nhận visa xong bạn có thể chuẩn bị hành lý và bay đến Canada. Còn giấy phép làm việc sẽ được nhân viên Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) cấp tại điểm nhập cảnh. Thường chính là sân bay bạn hạ cánh.

Xin giấy phép làm việc mở trong thủ tục xuất khẩu lao động Canada

Nếu bạn đủ điều kiện xin giấy phép làm việc mở tại Canada thì có thể nộp đơn tới một chương trình nhập cư. Nếu xem xét thấy đơn, hồ sơ xin nhập cư của bạn phù hợp thì chương trình này sẽ gửi lời mời để bạn xin visa và giấy phép làm việc tại Canada. Nói chung, thủ tục đến Canada làm việc theo giấy phép làm việc mở đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, điều kiện của loại giấy phép này thường cao hơn. Yêu cầu khắt khe hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về xuất khẩu lao động Canada mà laodongcanada.net muốn gửi tới bạn đọc. Bạn nên cân nhắc tìm hiểu kỹ những chương trình và chi phi khi đi xuất khẩu lao động Canada. Bên cạnh đó cần tìm những công ty uy tín chất lượng để làm hồ sơ và dịch vụ đi xuất khẩu lao động Canada. Chúc các bạn thành công.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Mr.Việt: 0982.603.202 / 0888.515.111
Email: [email protected]
Website: Laodongcanada.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *